Kirin Views 28 | Lãi suất: Một chỉ báo sai lầm để xác định chính sách tiền tệ?

Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thường điều hành chính sách tiền tệ theo lãi suất. Tuy nhiên, Kirin Capital lại nhìn nhận theo một hướng khác. Chúng tôi cho rằng, “lãi suất là một chỉ báo sai lầm cho việc xác định chính sách tiền tệ đang nới lỏng hay thắt chặt”. Bởi mối quan hệ giữa tiền tệ và lãi suất đang bị hiểu sai. 

chinh sach tien te

Để giữ lãi suất thấp, NHNN thường xử lý bằng cách mua vào các chứng khoán, giấy tờ có giá… Điều này vô hình chung khiến giá của sản phẩm này tăng lên và lợi nhuận của các sản phẩm này bị hạ thấp. Trong quá trình này, NHNN cũng làm tăng lượng dự trữ có thể đối với các ngân hàng thương mại, sau đó là lượng tín dụng ngân hàng, và cuối cùng là tổng lượng tiền. Đó là lý do tại sao khi lượng tiền tăng sẽ làm hạ lãi suất. Nhưng “viễn cảnh đẹp đẽ” này chỉ xảy ra trong một thời gian. Đây chỉ là khởi đầu chứ không phải kết thúc của “quá trình đầy nước mắt và bi thương ở phía sau”.

Tốc độ tăng trưởng tiền tệ càng nhanh sẽ kích thích tiêu dùng, vừa thông qua tác động vào đầu tư của thị trường lãi suất thấp, vừa thông qua tác động vào tiêu dùng khác. Do đó, dẫn tới mất cân đối giữa tương quan cân bằng tiền mặt và mức kỳ vọng. Trong mối quan hệ kinh tế thông thường, chi tiêu của người này sẽ là thu nhập của người khác. Tăng thu nhập sẽ làm tăng kế hoạch thanh khoản và nhu cầu vay nợ đồng thời dẫn đến tăng giá. Điều này sẽ giảm lượng tiền thực tế. Những tác động này sẽ đảo ngược áp lực giảm ban đầu lên lãi suất một cách công bằng.

Những ảnh hưởng có tính hệ quả này giải thích tại sao mọi nỗ lực giữ lãi suất ở mức thấp đã thúc đẩy cơ quan tiền tệ tham gia vào việc mua bán trên những thị trường mở cực lớn. Điều này cũng giải thích tại sao, về mặt lịch sử, lãi suất danh nghĩa cao và tăng lại phù hợp với tăng trưởng nhanh về lượng tiền và tại sao lãi suất thấp và giảm lại phù hợp với tăng trưởng lượng tiền chậm.

Dựa trên kinh nghiệm, lãi suất thấp là một tín hiệu cho thấy chính sách tiền tệ đang thắt chặt theo nghĩa lượng tiền đã tăng chậm lại. Ở chiều ngược lại, lãi suất cao là một tín hiệu cho thấy chính sách tiền tệ đang buông lỏng – theo nghĩa lượng tiền đang tăng nhanh. Nhưng thực tế trải nghiệm lại đi ngược lại hoàn toàn khỏi một vấn đề mà giới tài chính và giới chuyên gia gần như bỏ ngỏ.

Nghịch lý là, cơ quan tiền tệ có thể đảm bảo lãi suất danh nghĩa ở mức thấp nhưng để làm thế họ sẽ phải sử dụng cái dường như là hướng đối nghịch lại. Đó là bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ chống lạm phát. Tương tự như thế, họ có thể đảm bảo lãi suất danh nghĩa ở mức cao bằng cách sử dụng chính sách lạm phát và chấp nhận sự dịch chuyển tạm thời của lãi suất theo hướng ngược lại.

Những cân nhắc này không chỉ giải thích tại sao lãi suất là một chỉ báo sai lầm cho việc liệu chính sách tiền tệ đang nới lỏng hay thắt chặt mà còn thể hiện chính sách tiền tệ không thể neo được lãi suất. Vì thế, sẽ tốt hơn khi nhìn vào mức độ thay đổi của lượng tiền.

Kirin Views là series thứ hai của Kirin Capital hướng đến mục tiêu “Know Vietnam, Long Vietnam”. Chuyên mục cung cấp quan điểm, góc nhìn về thị trường Việt Nam thông qua các nghiên cứu chuyên sâu được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia đã có hàng chục năm kinh nghiệm. Từ đó, chúng tôi giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về những cơ hội tiềm năng mà Việt Nam mang lại, hợp tác cùng phát triển để đạt được mục tiêu “Know Vietnam, Long Vietnam”.