Năm 2023, sầu riêng vượt thanh long trở thành trái cây mang lại nguồn thu xuất khẩu lớn nhất với hơn 2,2 tỷ USD chiếm hơn 40% tổng giá trị xuất khẩu trái cây, gấp 2,3 lần giá trị xuất khẩu sầu riêng năm 2022.
01 | Giá trị xuất khẩu sầu riêng bùng nổ trong năm 2023
Sự bùng nổ giá trị xuất khẩu sầu riêng là do nghị định thư xuất khẩu sầu riêng giữa Việt Nam và Trung Quốc được kí kết vào tháng 7/2022, cho phép sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, điều này góp phần gia tăng diện tích cây trồng cũng như khai thác sầu riêng để xuất khẩu.
Cơ cấu trái cây xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2022 – 2023
Nguồn: Tổng cục hải quan
02 | Diện tích trồng sầu riêng tại Việt Nam liên tục được mở rộng
Tại Việt Nam, sầu riêng được trồng nhiều tại khu vực phía nam trong đó khu vực Tây Nguyên chiếm khoảng 50% tổng diện tích sầu riêng của cả nước, trong đó Đắk Lắc đạt 22.455 ha – là địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất, tiếp theo là Tiền Giang 21.790 ha và Lâm Đồng 17.712 ha… Diện tích sầu riêng cũng liên tục tăng trong những năm qua từ 145 nghìn ha năm 2018 lên tới gần 158 nghìn ha năm 2022.
03 | Giá sầu riêng liên tục tăng
Giá sầu riêng cũng liên tục tăng trong thời gian vừa qua: trong đó loại Ri 6 đẹp có giá khoảng 124 nghìn đồng/kg, loại sầu riêng thái đẹp có giá khoảng 163 nghìn đồng/kg tăng lần lượt 117% bà 83% so với thời điểm tháng 8/2023.
Diễn biến giá sầu riêng thời gian vừa qua
Nguồn: Kirin Capital tổng hợp
Kirin Capital cho rằng, tiềm năng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam là rất lớn bởi chất lượng quả sầu riêng của Việt Nam đã được khẳng định đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, sầu riêng của Việt Nam cho thu hoạch quanh năm nên có thể đáp ứng nhu cầu liên tục. Chúng tôi cho rằng giá trị sầu riêng xuất khẩu năm 2024 tiếp tục tăng trưởng nhờ sự đa dạng các sản phẩm như sầu riêng đông lạnh, sầu riêng chế biến.