Kirin Views 24 | Khủng hoảng Biển đỏ: “Cơn gió ngược” đe dọa phục hồi kinh tế

Biển đỏ (dẫn tới kênh đào Suez) nằm ở vị trí chiến lược thương mại Đông – Tây kết nối các trung tâm sản xuất của Châu Á đến Châu Âu và tới bờ biển phía Đông Châu Mỹ. Khu vực này chiếm hơn 15% lưu lượng vận chuyển hàng hải toàn cầu. Trong 2 tháng qua, nhóm Houthi (phe ủng hộ Hamas, phản đối Israel và Mỹ) liên tục tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa nhắm vào các tàu ở Biển Đỏ và vịnh Aden khiến nhiều hãng vận tải biển của thế giới chịu nhiều tác động. Các hãng vận tải này buộc phải chuyển hướng di chuyển của tàu thuyền qua mũi Hảo Vọng của Nam Phi, thay vì đi qua kênh đào Suez của Ai Cập và Biển Đỏ. Kirin Capital cho rằng, điều này sẽ tác động không nhỏ đến giá cả hàng hóa. Có thể nói, khủng hoảng Biển Đỏ là “cơn gió ngược” trong bối cảnh kỳ vọng giảm lạm phát và phục hồi nền kinh tế toàn cầu.

01 | Giá năng lượng

Căng thẳng xảy ra làm cho các hãng tàu buộc phải thay đổi lộ trình. Việc thay đổi này dự báo làm tăng khoảng 58% – 129% thời gian vận chuyển, dẫn đến chi phí vận chuyển gia tăng. Trong khi đó, Biển Đỏ lại chiếm đến 12% tỷ trọng thương mại dầu khí đường biển và 8% khí LNG (Khí hóa lỏng tự nhiên). Từ năm 2022, lượng dầu thô đi qua kênh đào Suez đã tăng 60%, đặc biệt là tại khu vực Châu Âu kể từ Đại dịch Covid-19. Các nước châu Âu tăng nhập khẩu dầu từ Trung Đông qua kênh đào Suez kể từ khi khối châu Âu áp lênh trừng phạt Nga do chiến tranh ở Ukraine.

Giá dầu Brent đã bật tăng hơn 10% lên mức 80.8 USD/Bbl, hiện tại tăng 6.5% tính từ thời điểm bắt đầu xảy mức 73.3 USD/Bbl. Trong khi đó, giá gas tự nhiên 45.9% từ 2.24 USD/triệu BTU lên 3.33 USD/triệu BTU. Hiện tại, giá mặt hàng này đang mức tăng 27% (kể từ thời điểm bùng phát căng thẳng). Dự kiến giá của các mặt hàng này tiếp tục tăng trở lại sau động thái gia tăng căng thẳng từ phía Houthi.

02 | Gián đoạn chuỗi cung ứng

Với hơn 15% lưu lượng vận tải biển toàn cầu đi qua Biển Đỏ tương đương mức 12% khối lượng thương mại toàn cầu (123.5 triệu tấn hàng hóa và hơn 20.000 tàu theo thông kê năm 2022). Việc gia tăng thời gian vận chuyển không chỉ tăng giá cước container còn gia tăng chi phí bảo hiểm khiến tổng cước vận chuyển tăng 147% (từ $1617/FEU lên $4136/FEU, theo xeneta hết ngày 17/01/2024). Điều này dẫn đến tất cả các hàng hóa vận chuyển bằng container không chỉ đến muộn (ảnh hưởng trực tiếp sản xuất) mà còn đẩy giá vốn lên cao khiến áp lực gia tăng lạm phát.

03 | Lạm phát và lãi suất cao kéo dài

Theo dự báo của sự gián đoạn này có thể khiến lạm phát của khu vực Châu sẽ tăng khoảng 0.7% và ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ lực kìm chế lạm phát toàn cầu từ đó có thể các kéo dài hơn thời gian neo cao mặt bằng lãi suất cao ở các nước phát triển, ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ lực hồi phục kinh tế, đặc biệt là khu vực Euro khi nhiều nước đang ở trạng thái suy thoái.

04 | Kỳ vọng triển vọng cổ phiếu

                                                                                                                                                                    Nguồn: MacroMicro.me

Các số liệu trên đồ thị cho thấy, doanh thu của lĩnh vực vận tải biển chịu tác động của cả Cung và Cầu. Sự căng thẳng chuỗi cung ứng làm gia tăng giá cước góp phần gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp ngành vận tải biển. Ngoài ra, “cú sốc” phía Cung thường chỉ tác động trong ngắn hạn. Yếu tố chu kỳ kinh doanh đóng vai trò trọng yếu trong trung dài hạn. Hiện tại, các ngành mang chu kỳ đang phục hồi (Chỉ số World manufacturing cycle Index – phản ánh chu kỳ sản xuất, yếu tố phản ánh ngành chu kỳ) từ đó kéo theo nhu cầu giao thương vận chuyển hàng hóa sẽ gia tăng phần nào gián tiếp đẩy chi phí vận chuyển tăng hơn.

Do yếu tố tác động ngắn hạn nên có thể giá cổ phiếu của các nhóm ngành vận tải biển sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ vấn đề xung đột này trong ngắn hạn, trung dài hạn vẫn tiếp tục có xu hướng tốt do tác động từ phía Cầu sẽ khiến các doanh nghiệp này có mức tăng trưởng ổn định.

Kirin Views là series thứ hai của Kirin Capital hướng đến mục tiêu “Know Vietnam, Long Vietnam”. Chuyên mục cung cấp quan điểm, góc nhìn về thị trường Việt Nam thông qua các nghiên cứu chuyên sâu được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia đã có hàng chục năm kinh nghiệm. Từ đó, chúng tôi giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về những cơ hội tiềm năng mà Việt Nam mang lại, hợp tác cùng phát triển để đạt được mục tiêu “Know Vietnam, Long Vietnam”.