01 | Kiểm soát rủi ro
Hiểu về rủi ro: Nhiều nhà đầu tư cho rằng “High rich high return”, “Liều ăn nhiều”. Tài sản có độ rủi ro cao sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Vậy điều này có đúng không? Thực tế đã chứng minh điều này không hoàn toàn đúng bởi có rất nhiều loại tài sản chất lượng thấp, mang lại lợi nhuận rất thấp nhưng hàm chứa rủi ro rất cao và ngược lại. Để giữ rủi ro ở mức thấp, bạn phải có tinh thần “Risk-First” (hãy nghĩ đến rủi ro đầu tiên”) chứ không phải “Return-First” (nghĩ đến lợi nhuận đầu tiên)
Kiểm soát rủi ro: Thành công trong việc đầu tư nằm ở việc kiểm soát rủi ro. Không làm được việc này, bạn sẽ nhanh chóng trắng tay chứ đừng nói đến việc làm giàu từ thị trường chứng khoán! Hãy đầu tư có kỷ luật, dựa trên phương pháp nghiên cứu rõ ràng. Đồng thời không nên đa dạng hóa để phân tán rủi ro mà hãy xây dựng danh mục tập trung. Để đạt được thành tích đầu tư siêu hạng, bạn chỉ cần tập trung vào những siêu cổ phiếu ở đúng thời điểm. Điều này kích thích bạn phải dành toàn bộ sự tập trung, sự lựa chọn kỹ càng từng cổ phiếu thay vì sai lầm của đám đông về cảm giác an toàn khi mua một đống cổ phiếu và sau đó quên chúng đi.
02 | Nhận thức về chu kỳ kinh tế và chu kỳ chứng khoán
Sự khác biệt trong chu kỳ kinh tế và chu kỳ chứng khoán: Sự Khác Biệt về Phạm vi: Thị trường chứng khoán phản ánh giá trị của các công ty niêm yết công khai. Nền kinh tế bao gồm cả các công ty không niêm yết và các hoạt động kinh tế khác
Ảnh Hưởng Lẫn Nhau: Mặc dù thị trường chứng khoán và nền kinh tế có liên quan, chúng không phản ánh trực tiếp nhau. Thị trường chứng khoán có thể tăng trong khi nền kinh tế suy thoái và ngược lại vì “Thị trường chứng khoán dự báo tương lai.” Thị trường chứng khoán phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về tương lai, không phải hiện tại. Nền kinh tế thường phản ánh dữ liệu quá khứ và hiện tại. Hãy suy ngẫm về điều này. Ngoài ra, sự biến động của thị trường chứng khoán có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và tiêu dùng. Sự suy giảm của thị trường có thể dẫn đến việc cắt giảm dự án và sa thải nhân viên.
03 | Làm chủ tâm lý bản thân, không theo tâm lý đám đông
Làm chủ kiến thức, xây dưng hệ thống đầu tư và lối tư duy độc lập: Muốn làm chủ tâm lý bản thân trước tiên nhà đầu tư cần có một nền tảng kiến thức đủ vững vàng nhằm xây dựng một phương pháp đầu tư hiệu quả và cuối cùng là dùng tư duy độc lập để tách khỏi đám đông. Bởi chỉ khi đó ta, mới có thể đầu tư ngược với xu hướng của đám đông cùng một góc nhìn khách quan nhất như nhà đầu tư lỗi lạc Warren Buffett đã nói “Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và tham lam khi người khác sợ hãi”. Đây là điều đặc biệt khó với những nhà đầu tư mới khi chúng ta không biết cổ phiếu mà chúng ta mua đang đắt hay rẻ.