Thị trường luôn có sự cạnh tranh về giá gay gắt giữa những người bán. Do đó, cuộc chạy đua “zero fee” là chiến lược phễu dần trở thành xu hướng trong nhiều ngành (thị trường lớn) mà nhiều doanh nghiệp ưu tiên áp dụng để tranh giành thị phần. Ở thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam, cuộc “dịch chuyển đại dương xanh” cũng đang dần trở thành xu hướng tất yếu. Để áp dụng được chiến lược này, đa phần các doanh nghiệp cần giải được bài toán “chiến lược dẫn đầu về chi phí”.
01 | Ngành ngân hàng hưởng lợi với “Zero Free”
Ở Việt Nam, nhiều ngân hàng đã xây dựng được hệ thống công nghệ vào hoạt động ổn định từ đó áp dụng các chiến dịch “zero-fee” tới khách hàng. Những lợi ích đem lại từ chính sách này có thể kể đến như:
- Thu hút khách hàng sử dụng thêm nhiều dịch vụ khác, đẩy mạnh nguồn tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) với lãi suất thấp (chỉ từ 0,1- 0,3%/năm)
- Tiết kiệm rất nhiều chi phí hoạt động (dự trữ tiền mặt, đầu tư ATM)
Biểu đồ tỷ lệ Casa trên tổng tiền gửi khách hàng
Theo Viettimes.vn
Tính đến số liệu Quý 2/2023, có khoảng 15/27 ngân hàng niêm yết đã thực hiện miễn phí toàn bộ hoặc một phần các giao dịch.
Biên lãi thuần (NIM %) của 10 Ngân hàng tiên phong trong trong “Zero-fee” (từ năm 2019-2023)
“*” số liệu dự báo 2023
Nguồn: Kirin Capital tổng hợp và dự báo
Theo số liệu, ngoài VPB có câu chuyện riêng về mô hình hoạt động và Casa của TCB có xu hướng giảm (TCB là doanh nghiệp đi đầu tiên trong Zero-fee và có dấu hiệu của Diminishing Marginal Productivity – Giảm năng suất cận biên), còn lại các Ngân hàng với chính sách Zero-fee đều cho thấy biên lãi thuần có phần cải thiện.
02 | Ngành chứng khoán và cuộc chạy đua khốc liệt “Zero Free”
Thị trường chứng khoán Việt Nam có tốc độ gia tăng khá nhanh về lượng tài khoản chứng khoán (7.2 triệu tài khoản – 7.2% dân số cuối năm 2023) và vốn hóa toàn thị trường. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy, phần lớn chất lượng dịch vụ tư vấn tài chính đều đáng báo động, gây nhiều hệ lụy (bình quân một môi giới quản lý 600-700 tài khoản). Là phần tất yếu, các Công ty chứng khoán “đua” nhau áp dụng mô hình “zero-fee”, hiện tại có khoảng 5 Công ty đã miễn giảm tất cả các phí giao dịch (Pinetree, TCBS, MBS, DNSE và JBSV). Tuy nhiên về chiến lược cạnh tranh, cuộc đua cạnh tranh giành thị phần cho Công ty theo chiến lược dẫn đầu về chi phí và pha trộn sự khác biệt sản phẩm.
- Về ngắn hạn: Chính sách này sẽ bào mòn lợi nhuận mảng môi giới
- Dài hạn: Doanh nghiệp kéo giữ khách hàng để khai thác tệp khách hàng này
Hoạt động môi giới của các công ty chứng khoán
Theo Cafef
Kirin Views là series thứ hai của Kirin Capital hướng đến mục tiêu “Know Vietnam, Long Vietnam”. Chuyên mục cung cấp quan điểm, góc nhìn về thị trường Việt Nam thông qua các nghiên cứu chuyên sâu được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia đã có hàng chục năm kinh nghiệm. Từ đó, chúng tôi giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về những cơ hội tiềm năng mà Việt Nam mang lại, hợp tác cùng phát triển để đạt được mục tiêu “Know Vietnam, Long Vietnam”.