Thị trường chứng khoán trong nước trong tuần 4/11 – 8/11 diễn ra khá tiêu cực bất chấp đà tăng tốt của chứng khoán thế giới sau thông tin bầu cử tại Mỹ. Vn-Index có tới 3/5 phiên giảm điểm liên tiếp trong đó các phiên giảm điểm lại có thanh khoản cao. Trong khi phiên tăng điểm, thanh khoản lại hết sức khiêm tốn. Đây là một điểm không tốt trong bối cảnh thị trường hiện tại. Kết thúc tuần, chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1.252,56 điểm giảm hơn 2,33 điểm tương đương 0,18% so với phiên cuối tuần trước; chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0.65% so với tuần trước, lên 226,88 điểm.
01 | Thanh khoản cải thiện nhẹ so với tuần trước
Thanh khoản thị trường chứng khoán cải thiện nhẹ so với tuần trước: trên sàn HOSE, giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân và khối lượng giao dịch khớp lệnh bình quân đạt 11,54 nghìn tỷ và 479,63 triệu cổ phiếu tương đương tăng lần lượt 1,94% và 1,06% so với tuần trước.
02 | Một số nhóm ngành tăng tốt nhờ kì vọng hưởng lợi từ chính sách mới của tân Tổng thống Mỹ
Sau thông tin kết quả bầu cử ở Mỹ, một số nhóm ngành tăng tốt nhờ kì vọng có thể hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ những chính sách mới của tân Tổng thống của Mỹ như nhóm BDS KCN: KBC (+9,3%), SZC (+11,4%), LHG (+3,8%)…
Nhóm thủy sản, dệt may: ANV (+9,8%), VHC (+5,5%), MSH (+6,1%), TNG (+4,1%)…và đặc biệt là nhóm Viettel tiếp tục là điểm nhấn trong tuần qua khi nhiều mã trong nhóm ngành ghi nhận mức tăng tốt kèm dòng tiền vào lớn như VTP (+22,7%), VGI (+19,5%), VTK (+20,4%), CTR (+5,6%)… Ở chiều hướng ngược lại, nhóm ngân hàng, chứng khoán là nhóm tác động tiêu cực tới thị trường và đặc biệt có sự đóng góp của một số mã lớn khác như MSN (-2,95%), VHM (-3,6%)…
03 | Khối ngoại tiếp tục bán ròng
Khối ngoại bán ròng thông qua khớp lệnh khoảng 3,460 tỷ đồng tại HOSE tập trung tại: MSN (-768 tỷ), VHM (-732 tỷ), CMG (-275 tỷ), VCB, SSI,, HDB … Ở chiều ngược lại mua ròng nhẹ: TCB (+139 tỷ), HPG (+107 tỷ) và VND (+73 tỷ)…
04 | Nhận định thị trường tuần từ 11/11 – 15/11
Với sự suy yếu của Vn-Index trong những phiên cuối tuần trước, Kirin Capital cho rằng chỉ số này cần giảm tiếp 1-2 phiên trong tuần tới trước khi cân bằng trở lại tại vùng 1,250 – 1,60 điểm. Tác nhân của đà giảm điểm này tiếp tục tới từ nhóm ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm tốt để canh “vào hàng” cho nhịp hồi hoặc nhịp T+ ở một số nhóm ngành có xung lực tốt trong tuần qua như thủy sản, dệt may, BDS KCN…